
Magazine

Design

Art
Sử dụng chất liệu sơn mài trong
thiết kế nội thất
Nghệ thuật sơn mài của Việt Nam được thế giới biết đến như một loại hình nghệ thuật độc đáo. Vẻ đẹp của nghệ thuật sơn mài ở chỗ mỗi tác phẩm đều mang cái hồn, một câu chuyện hoặc một khung cảnh sinh hoạt đời thường. Vẻ đệp dân dã nhưng mang chiều sâu về tính thẩm mỹ cao. Và giờ chất liệu sơn mài được sử dụng trong các thiết kế nội thất, tạo nên sự đặc sắc nhưng mang tính dân tộc cao đến căn nhà của bạn.
Triển lãm nghệ thuật sơn mài B.Pure Home – “Cầu nối” giúp nghệ nhân Việt giữ lửa đam mê
Với mong muốn bảo tồn và ứng dụng nghệ thuật sơn mài Việt Nam vào thiết kế nội thất đương đại, triển lãm “Dòng chảy của sơn mài Việt trong không gian thiết kế đương đại” của dự án B.Pure Home hứa hẹn sẽ là điểm đến kết nối các nghệ nhân, nhà thiết kế,… trong hành trình giữ lửa đam mê với di sản kỹ nghệ truyền thống vào nghệ thuật thiết kế đương đại.
Chuyện về “Phù thủy sơn mài”, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát
Từ nhỏ, Nguyễn Tấn Phát đã đam mê mỹ thuật. Đồ chơi của anh hằng ngày là những chiếc bút chì, cành củi khô cho tới mảnh ngói vỡ… nghĩa là, mọi thứ có thể dùng làm dụng cụ để vẽ. Vẽ trên bức tường, vẽ trên bãi đất trống hay một tờ giấy vụn bỏ đi… để thỏa niềm yêu thích hội họa tuổi ấu thơ.
Khi tăm tre trở thành nghệ thuật
Sử dụng hình thức nghệ thuật BoArc (kết hợp tăm giang và công nghệ cắt Laser trên các tấm Acrylic), kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long tái hiện những mô hình thu nhỏ của các di sản văn hóa của dân tộc, gần đây nhất chiếc trống đồng Đông Sơn. Với những chiếc tăm tre nhỏ bé, anh đang tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và mãn nhãn.
Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng
Nhắc tới điêu khắc, nhiều người nghĩ ngay tới những chất liệu gỗ, đá, gốm hay kim loại. Thế nhưng, có một nghệ sĩ lại thực hiện điêu khắc trên chất liệu ánh sáng. Đây là một trường phái nghệ thuật mới tại Việt Nam, được thể hiện bởi sự kết hợp giữa điêu khắc với nguồn ánh sáng cố định, qua đó tạo nên những hình ảnh độc đáo bằng phần bóng của vật thể được điêu khắc.
Điêu khắc đương đại: Bơ vơ “nghệ thuật vị nghệ thuật”
Từng giới thiệu nhiều tác phẩm điêu khắc đương đại của nghệ sĩ Việt ở nước ngoài, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho hay giới điêu khắc quốc tế đánh giá rất cao và nhận định các tác phẩm ấy hoàn toàn tương xứng với sự phát triển chung của nghệ thuật đương đại thế giới. Thế nhưng, ngay trong nước, điêu khắc đương đại vẫn chật vật tìm đất sống.
Mỹ thuật đương đại Việt Nam: Hành trình của Lê Phổ từ những ngày đầu tiên đến năm 1937
Mặc dù qua đời đã được tròn 10 năm, song hiện tại Lê Phổ vẫn dẫn đầu danh sách các họa sĩ Việt Nam có tranh được bán nhiều và cao giá nhất. Họa sĩ Lê Phổ còn được lịch sử ngành thời trang ghi nhận là người góp phần quan trọng trong việc cải tiến chiếc áo thụng xưa thành chiếc áo dài truyền thống gần với chiếc áo dài duyên dáng mà các thiếu nữ Việt Nam vẫn mặc hiện nay...
Tìm hiểu nghệ thuật tranh cắt dán 3D
Carlos Meira là một nghệ sĩ chuyên về dòng tranh cắt giấy, khi còn học tại Đại học Liên bang Rio de Janeiro, ông đã phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình rất phù hợp và có thể phát triển đối với phong cách điêu khắc giấy.
Ông từng cộng tác và làm việc dưới vai trò như một giám đốc nghệ thuật trong một số các công ty quảng cáo. Đầu những năm 1990 ông chuyển đến Bồ Đào Nha và trở thành nhà thiết kế đồ họa tại Nhà máy giấy Renova. Chính tại nơi đây ông đã thực sự phát triển các tác phẩm đầu tiên với nghệ thuật giấy cắt.
Hoài niệm nghệ thuật và kiến trúc trong triển lãm “Không gian khác”
Hoạ sĩ Phạm Thanh Toàn tổ chức triển lãm cá nhân lần 4 mang tên Không gian khác tại nhà cổ P’artie (29-31 Tôn Thất Thiệp, quận 1, TPHCM), từ nay đến ngày 28-5. Triển lãm trưng bày 10 tác phẩm sơn dầu khổ lớn và 1 tác phẩm điêu khắc.