top of page

Sau vụ kiện Schøyen: Quyền bá chủ của phương Tây vẫn được duy trì như thế nào?

Giống như các yêu cầu hoàn trả ở các nước phương Tây khác, vụ kiện Schøyen Collection ở Na Uy cho thấy các quan điểm từ trong quá khứ vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại như thế nào.

Bất chấp áp lực quốc tế ngày càng tăng đối với các bảo tàng, nhà sưu tập và tổ chức nghệ thuật phương Tây trong việc trao trả lại các hiện vật văn hóa bị cướp phá trong thời kỳ thuộc địa và ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp tài sản văn hóa, một số tổ chức vẫn còn lưỡng lự về việc thực thi nghĩa vụ của mình. Minh chứng là bộ sưu tập Schøyen lưu giữ các kho tàng văn hóa của Iraq cho thấy những lối suy nghĩ và hành vi lỗi thời vẫn còn tồn tại ở một số khu vực thuộc lĩnh vực di sản văn hóa này.
Được biết gần đây, những tuyên bố về việc trao trả lại các hiện vật văn hóa đã làm sáng tỏ nhiều câu chuyện mới liên quan đến kho báu quốc gia. Chúng không chỉ mô tả lại cách các hiện vật bị cướp phá để mang đến viện bảo tàng và các bộ sưu tập ở Châu u trong thời kỳ thuộc địa mà còn bộc lộ thái độ liều lĩnh, kiêu ngạo dai dẳng của người phương Tây đối với những nền văn hóa và các dân tộc đã tạo nên kho tàng văn hóa này.
Theo một số nhà nghiên cứu Na Uy và quốc tế cho biết lĩnh vực văn hóa vẫn mang đặc trưng của tư duy và thực tiễn thuộc địa. Điều này cũng được áp dụng cho cuộc tranh luận xung quanh Bộ sưu tập Schøyen, thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Na Uy - Martin Schøyen.

Nguồn gốc của bộ sưu tập và yêu cầu trao trả lại đầu tiên
Các phần của Bộ sưu tập Schøyen phong phú đã gây tranh cãi gay gắt trong hai thập kỷ qua vì quyền sở hữu không rõ ràng đối với một số món đồ có trong đó.
Gần đây, một báo cáo từ Bảo tàng Lịch sử Văn hóa ở Na Uy kết luận rằng các phần của Bộ sưu tập Schøyen phải được trả lại cho Iraq vì chúng đã được đưa ra khỏi đất nước một cách bất hợp pháp.
Được biết, kể từ năm 2019 Iraq đã tìm kiếm các cổ vật từ Lưỡng Hà cổ đại. Trong đó, hiện vật có giá trị nhất chính là bản vẽ mặt bằng Tháp Babel huyền thoại có giá giá trị ước tính đến vài triệu Kroner Na Uy.
Nhưng theo các chuyên gia đứng đằng sau báo cáo cho biết không có tài liệu nào cho thấy các vật thể này được lấy từ Iraq một cách hợp pháp. Vậy nên Schøyen đã liên tục từ chối yêu cầu của Iraq về việc trao trả lại các hiện vật dù ông không thể cung cấp được các chứng từ sở hữu rõ ràng.
Thay vào đó, nhà sưu tập tuyên bố rằng Iraq chưa chứng minh được các đồ vật này đã bị đưa ra khỏi đất nước một cách bất hợp pháp mặc dù trong báo cáo nêu trên, các chuyên gia đã xác định rằng nhiều mặt hàng bên trong đó đã được mua thông qua những tay buôn và kẻ buôn lậu khét tiếng của vùng.
Cơ sở lý luận của Schøyen
Tự biện minh là một yếu tố quan trọng trong các cuộc tranh luận hiện nay về sự trở lại của các di sản văn hóa. Trong đó có một lập luận được sử dụng khá nhiều là bằng cách đưa di sản văn hóa của các nước khác đến phương Tây, các nhà sưu tập phương Tây đã bảo tồn hiện vật cho hậu thế. Nếu chúng vẫn tồn tại ở quê nhà, chúng có thể đã bị mục nát nặng nề.
Suốt hai thập kỷ qua, trong khi cuộc tranh luận xung quanh Bộ sưu tập Schøyen vẫn đang diễn ra, cả nhà sưu tập và một số nhà nghiên cứu liên quan đến bộ sưu tập đều lặp lại lập luận đã được chuẩn bị kỹ lưỡng đó và cố gắng tỏ ra mình là người bảo vệ “di sản thế giới”.
Nhưng các học giả uyên bác như ông Mark Horton, giáo sư khảo cổ học thì lại cho là: “Lập luận trên bắt nguồn từ thái độ phân biệt chủng tộc trong quá khứ. Vì nó có nghĩa là phương Tây không tin rằng người dân địa phương sẽ bảo tồn và quản lý di sản văn hóa của chính mình một cách tốt nhất. Quan điểm này cũng đã phổ biến trong công chúng suốt thời gian dài.
Liên quan đến việc xuất bản báo cáo Schøyen, tôi đã cho ra đời một biên niên sử về vụ án. Vậy nên trên trang Facebook của tạp chí Agenda.no, chúng ta có thể đọc những bình luận kiểu như: “Na Uy chắc chắn không nên giúp Iraq giành quyền kiểm soát nhiều di sản thế giới hơn hiện tại. Hãy sắp xếp lại trật tự của nước bạn trước rồi chúng ta mới quay lại với công việc này”.
Bởi vì nhiều người cho rằng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác, chúng ta sẽ nhận ra là thật thú vị khi Schøyen bày tỏ niềm tự hào to lớn vì đã bảo vệ được những kho tàng văn hóa độc đáo. Vì rõ ràng, Bộ sưu tập Schøyen đã vượt qua biên giới và hợp nhất các nền văn hóa, tôn giáo lẫn các loại vật liệu độc đáo khác nhau, thứ mà bạn không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào.

Bảo tàng phương Tây từ chối trao trả lại đồ vật bị cướp phá
Hầu hết các viện bảo tàng phương Tây vẫn từ chối đàm phán việc trao trả lại di sản văn hóa bị thực dân cướp bóc hoặc vận chuyển trái phép bởi các nhà truyền giáo và các nhà sưu tập.
Một ví dụ điển hình là Bảo tàng Anh cho đến nay vẫn từ chối trả lại Viên bi Parthenon hay Viên bi Elgin cho Hy Lạp. Hay như viên Đá Rosetta đã bị Đế quốc Anh dỡ bỏ vào năm 1801 và cho đến nay nó vẫn chưa được hồi hương dù Ai Cập đã yêu cầu được trả lại cho mình.
Theo đó, Schøyen cũng có phản ứng tương tự. Khi Cơ quan Điều tra - Truy tố Tội phạm Kinh tế và Môi trường Quốc gia Na Uy (Økokrim) tịch thu các đồ vật đang tranh chấp trong Bộ sưu tập Schøyen, nhà sưu tầm đã tuyên bố rằng “không có cơ sở để Iraq yêu cầu trao trả lại” chứ đừng nói đến việc được trao trả lại cổ vật sau ba tuần.
Để rồi sau khi báo cáo của Schøyen kết luận rằng các đồ vật này được mua bán bất hợp pháp vì nó có thể là những thứ bị cướp từ Iraq vào những năm 1980 và 1990 nên phải được trả lại, Schøyen đã thông qua luật sư của mình từ chối đáp ứng yêu cầu của Iraq và tấn công các chuyên gia đứng đằng sau báo cáo lẫn Bộ Văn Hóa đã khởi xướng nó.
Theo như Luật sư của Schøyen cho biết ông tin rằng “các quy định hiện hành về việc hoàn trả cổ vật không thể có hiệu lực hồi tố đối với các mặt hàng được mua trước tháng 1 năm 2007”. Nói cách khác, ngay cả khi có thể xác nhận rằng các đồ vật đó có thể đã bị cướp hoặc đánh cắp và buôn lậu ra khỏi đất nước, Schøyen cũng sẽ không trao trả chúng về nơi bắt đầu.
Ngoài ra, một điểm nhấn khác cũng được đưa ra trong cuộc tranh luận chính là sự thiếu tôn trọng đối với truyền thống, tôn giáo và tài sản văn hóa của người dân địa phương. Vì trong Báo cáo của Schøyen tiết lộ một số đồ vật trong Bộ sưu tập Schøyen đã bị xử lý một cách liều lĩnh như thế nào. Chúng chính là các món cổ vật có nguồn gốc từ vùng Lưỡng Hà cổ đại và là một phần di sản văn hóa của nước nhà Iraq.
Báo cáo cho thấy hầu hết các tác phẩm kể trên đều bị phá hoại bằng các công cụ máy móc hiện đại. Trong đó, một số đồ vật đã được chạm khắc bằng mực vẽ và một số khác đã bị phá hủy do quá trình bảo quản kém.
Theo các chuyên gia cho biết Schøyen và các nhà nghiên cứu của ông có sự liên quan không hề nhỏ ở đây. Chính họ là người đã bắt nguồn cho sự tàn phá hay phá hủy các di sản văn hóa và lịch sử của Iraq.

Thu Lành (theo Daily Art magazine)
bottom of page