Vẽ và chụp ảnh chân dung hoàng gia là một truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ trước. Nó được coi là tiền thân của kiểu ảnh selfie tạo dáng nhưng được tuyển chọn một cách nghệ thuật hơn nhằm mục đích quảng bá và làm nổi bật chủ đề hội họa trên.
Và như bạn đã biết, Nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào năm 2022. Vậy nên để tưởng nhớ vị nữ hoàng trị vì lâu nhất nước Anh, chúng tôi xin giới thiệu rộng rãi tuyển tập các bức chân dung chính thức của hoàng gia về người phụ nữ quyền lực này ngay sau đây.
Bức ảnh kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của Nữ hoàng chụp năm 2016 bởi nhiếp ảnh gia Annie Leibowitz
Trong bức ảnh chính thức này, các thế hệ hoàng gia lâu đời nhất và gần đây nhất cùng mỉm cười trước ống kính. Nó trông rất giống với kiểu chụp ảnh nhanh dễ dàng được ghi lại tại bất kỳ buổi họp mặt gia đình nào.
Trong đó, bà nội bế đứa cháu út trong lòng còn những đứa cháu lớn khác đứng khá vụng về và ngượng ngùng. Duy chỉ có đôi bốt nhỏ bé hách dịch đang kéo chiếc túi xách ngoại cỡ của bà đầy hài hước là trông có vẻ rất tự nhiên.
Thật dễ thương đúng không nào? Nhưng nếu nhìn vào hậu cảnh bạn sẽ thấy đây không phải là một bức ảnh chụp gia đình bình thường.
Bởi vì đây là một cung điện sang trọng chứa đầy vàng bạc, gấm vóc và những kho báu vô giá. Sự giàu có ấy đã được tái hiện một cách nghệ thuật bằng chiếc gương soi đặt phía sau các thành viên.
Vậy nên các nhà phê bình có thể nói rằng đây là một trong những triều đại gia đình giàu có và được nuông chiều nhất thế giới, những người đắm chìm trong sự cướp bóc của hoàng gia trong khi nhiều trẻ em bình thường ở Anh không thể phát triển trong điều kiện nghèo đói và bị bỏ rơi.
Bức tranh Hoàng Gia năm 2000 của họa sĩ John Wonnacott
Bức tranh Hoàng Gia do họa sĩ John Wonnacott vẽ từ năm 2000 được dùng để kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của Nữ Hoàng tại Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia. Nó cao tận vài mét và chứa đầy màu sắc lẫn bố cục khác thường.
Bức tranh này cho thấy một cuộc họp mặt thoải mái, thân mật, trái ngược hoàn toàn với bức chân dung của họa sĩ Sir John Lavery vẽ về George V và gia đình của Ngài trong cùng một căn phòng vào năm 1913.
Bức tranh Gia đình Hoàng gia tại Cung điện Buckingham năm 1913 của John Lavery
Với tư cách là Quốc vương nước Anh đang trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II đã trở thành chủ đề trung tâm của nhiều bức chân dung khác nhau như bức tranh Hoàng Gia tại Cung điện Buckingham. Nó cùng với một số kiệt tác khác đã trở thành bảo vật quốc gia nhưng một vài tác phẩm còn lại thì bị chỉ trích nặng nề vì rất nhiều vấn đề có liên quan.
Chân dung Elizabeth II vẽ cho Bệnh viện Chelsea năm 1999 của Andrew Festing
Bức chân dung năm 1999 của họa sĩ Andrew Festing vẽ cho Bệnh viện Hoàng gia Chelsea nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Bởi vì trong đó nữ hoàng mặc áo choàng sang trọng, thanh lịch, nở nụ cười tươi nhưng lại có ánh nhìn xa xăm gây khó hiểu cho người xem.
Bức ảnh HM The Queen năm 1996 của họa sĩ Anthony Williams
Theo nhiều nguồn tin thân cận cho biết nữ hoàng Elizabeth II có vẻ như thích tác phẩm Lễ hội hơn bức chân dung được vẽ vào năm 1996 của họa sĩ Anthony Williams. Bởi vì trong bức chân dung này cho thấy bà ấy có nhiều nếp nhăn được chăm sóc cẩn thận và cả những “ngón tay xúc xích béo ngậy” kém duyên. Tuy nhiên, hình ảnh tĩnh lặng, thư giãn và đậm chất hội họa này vẫn cho thấy được cách sử dụng màu sắc tuyệt đẹp của nam danh họa cực kỳ nổi danh.
Bức tranh Nữ hoàng Elizabeth II' vẽ cho Pháo binh Hoàng gia Woolwich năm 1975 của David Poole
Hơn 20 năm trước, vào năm 1975, bức chân dung của David Poole cũng tái hiện lại chiếc áo choàng đen huyền thoại khoác trên vai nữ hoàng. Danh họa này cho biết: “Tôi muốn vẽ bà ấy giống như một người phụ nữ hơn là một nữ hoàng quyền uy”.
Vì vậy, ông đã hỏi nữ hoàng rằng liệu bà có thể cởi bỏ các phụ kiện hoàng gia như áo choàng, huy hiệu và thắt lưng hay không? Mặc dù bà rất hợp tác và khoác lên mình một chiếc váy trắng trơn, nhưng chiếc áo choàng đó thì vẫn còn nguyên y.
Bức tranh chân dung Nữ Hoàng Elizabeth II năm 2000 của họa sĩ Lucian Freud
Sẽ không có cuộc thảo luận nào về chân dung hoàn chỉnh của Nữ hoàng Elizabeth II nếu không có sự ra đời của bức tranh gây tranh cãi này. Nhiều nhà phê bình chê bai bức chân dung nhỏ bé đầy biểu cảm của họa sĩ Lucian Freud giống như là “một trò hề” khó coi.
Những giấc mơ và cơn ác mộng của Nữ hoàng năm 2006 của George Condo
Bức chân dung năm 2006 của họa sĩ George Condo người Mỹ được mệnh danh là “Nữ hoàng bắp cải” và bị hầu hết mọi người ghét bỏ. Bởi nó xuyên tạc hình ảnh nữ hoàng theo chủ nghĩa siêu thực nên không được lòng công chúng và cũng không được giới truyền thông bảo thủ Anh ưa thích. Vậy nên nhà phê bình Brendan Kelly thuộc Hiệp hội họa sĩ vẽ chân dung Hoàng gia gọi đó là “tác phẩm tệ hại đáng xấu hổ và rất đáng quên”.
Bức ảnh Sự nhẹ nhàng hiện hữu năm 2004 của Chris Levine
Các nhiếp ảnh gia đã cho ra đời vô số hình ảnh đẹp về Nữ hoàng Elizabeth II nhưng tác phẩm khác thường và nổi bật nhất chính là bức ảnh của Chris Levine. Vì nó được cho là hình ảnh duy nhất ghi lại cảnh nữ hoàng đang nhắm mắt nhẹ nhàng để tìm kiếm sự thư thái cho bản thân.
Bức tranh Nữ hoàng Elizabeth II năm 1995 của Pietro Annigoni
Bức tranh này do họa sĩ Pietro Annigoni người Ý vẽ vào năm 1954 cho công ty The Worshipful Company of Fishmongers ở London. Trong bộ trang phục lộng lẫy và xa hoa, người phụ nữ trẻ trông nổi bật với gương mặt bình thản toát lên nét tự chủ đầy tự tin. Nhưng nó không hề có vẻ gì là vênh váo hay nam tính giống như những gì mà ngài Henry VIII thể hiện trước đây.
Được biết, nữ hoàng chưa bao giờ công khai bình luận về bất kỳ bức chân dung nào của mình. Nhưng sau khi xem bức tranh này, bà đã ủy quyền cho Annigoni vẽ lại mình vào năm 1969. Riêng hình ảnh có trong bức tranh năm 1955 đã được in ấn trên tiền tệ và loại tem nhãn được phát hành trên toàn thế giới hiện nay.