top of page

Tỷ phú Nga cùng nhà kinh doanh nghệ thuật Thụy Sĩ cuối cùng đã giải quyết được tranh chấp pháp lý kéo dài 9 năm và các tin tức hot nhất gần đây

Mới đây, nhà tài phiệt, doanh nhân kiêm nhà sưu tập nghệ thuật người Nga - Dmitry Rybolovlev và nhà kinh doanh nghệ thuật Thụy Sĩ - Yves Bouvier đã đạt được một thỏa thuận ngoài tòa án. Họ đã cùng nhau chấm dứt cuộc tranh chấp pháp lý kéo dài gần 9 năm qua.

Vào năm 2015, ông Rybolovlev cáo buộc ông Bouvier đã thổi phồng giá trị của 38 tác phẩm nghệ thuật mà ông đã mua với tổng trị giá 2 tỷ USD từ năm 2003 đến năm 2014. Sau đó, Rybolovlev đã thưa kiện vụ án hình sự tại Pháp, Thụy Sĩ và Monaco. Tuy nhiên, ông Bouvier luôn phủ nhận mọi hành vi sai trái mà mình đã gây ra.
Kết quả là vào hôm thứ Năm ngày 7/11 vừa qua, công tố viên ở Geneva tuyên bố khép lại vụ án này sau khi 2 bên đã đạt được các thỏa thuận chung.
Tiếp đến là thông tin về ông Jesse Darling, người đoạt giải Turner Prize năm nay. Được biết, Jesse Darling đã giành được sự khen ngợi của các nhà phê bình vì bầu không khí náo loạn trong buổi thuyết trình mà ông đã tạo ra tại phòng trưng bày nghệ thuật Towner Eastbourne mở cửa đến ngày 14 tháng 4 năm 2024.
Trong đó, các phiên bản hình người mô phỏng đồ vật hàng ngày như hàng rào an ninh, băng dính nguy hiểm, rèm lưới và cả lá cờ của Vương Quốc Anh dường như đang lăn lộn trong cơn say. Ông Alex Farquharson, chủ tịch ban giám khảo và giám đốc phòng trưng bày Tate Britain đã mô tả bài thuyết trình của Darling là một bài diễn văn về “tình trạng của một quốc gia”. Nó có “tính kịp thời, năng động và sự táo bạo thực sự như thể mọi thứ đang vật lộn với thế giới với rất nhiều sự hài hước có trong tác phẩm được trưng ra.
Tiếp đến là thông tin thứ ba về Bảo tàng Mỹ thuật Virginia. Nơi đây đang trả lại 44 cổ vật có trong bộ sưu tập của mình cho Ý, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi các nước này đưa ra được “bằng chứng không thể chối cãi” rằng những món đồ tạo tác đang trưng bày đã bị đánh cắp, cướp bóc hoặc buôn bán bất hợp pháp. Thông tin trên được đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài sáu tháng về 61 hiện vật nằm trong bộ sưu tập của Hải quân Hoa Kỳ (VMFA) do Văn phòng Biện lý quận Manhattan và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ dẫn đầu.
Được biết, các cổ vật được đưa vào bộ sưu tập trên trong những năm 1970, 80 và đầu năm 90. Nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các nhân viên hiện tại của bảo tàng dính líu đến hoạt động tội phạm liên quan đến các món cổ vật kể trên.

Ngoài ra, hồi đầu tuần này, văn phòng Công tố viên Manhattan cũng chịu trách nhiệm hoàn trả 4 cổ vật có tổng trị giá 1 triệu USD cho Nepal. Chúng bao gồm hai chiếc mặt nạ bằng đồng làm từ thế kỷ 16 đã được thu hồi từ bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Rubin và Bảo tàng Nghệ thuật Dallas vào đầu năm nay.
Sau cùng, tin tức thứ 4 mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn chính là sự kiện Hội đồng quản trị Fondation Custodia ở Paris đã bổ nhiệm ông Stijn Alsteens làm giám đốc điều hành vào mùa xuân năm sau.
Hiện ông là người đứng đầu bộ phận tranh vẽ Old Master tại nhà đấu giá Christie's. Trước đó, ông từng làm việc trong một thập kỷ với tư cách là người phụ trách tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York sau khi Ger Luijten, người nắm quyền tại đây đột ngột qua đời vào tháng 12 năm 2022 sau 12 năm.

Trong thời gian làm việc tại bảo tàng, ông được ghi nhận năng lực rộng rãi vì đã thực hiện thành công bộ sưu tập nền tảng được định hình bởi Frits Lugt, một người rất sành các tác phẩm Hà Lan ở thế kỷ 19. Nó đã nhanh chóng tiếp cận mọi người và thu hút được một lượng lớn khán giả cho phòng trưng bày quốc gia.

Thu Lành (theo Apollo magazine)
bottom of page