Wassily Kandinsky - Một luật sư nổi danh bỗng thoát khỏi sự khô khan của chính mình để trở thành một họa sĩ tài ba mở đường cho nghệ thuật trừu tượng đã khiến cho ai nấy cũng đều phải kinh ngạc. Vậy bạn có biết điều gì đã khơi gợi cảm hứng nghệ thuật bên trong họa sĩ Wassily Kandinsky hay không? Nó đến từ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, từ những niềm tin tâm linh bất diệt hay từ những người nghệ sĩ mà ông đã từng tiếp xúc trong cuộc đời mình? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
Trong lịch sử hội họa, Wassily Kandinsky được nhắc đến như là một trong những người cha đẻ của nghệ thuật trừu tượng. Bởi ông đã tạo ra một bước đột phá lớn trong lịch sử nghệ thuật bằng cách đưa ra lý thuyết về màu sắc và những đường nét trừu tượng vào bên trong các tác phẩm có tính ứng dụng thực tiễn của mình.
Nhưng điều thú vị là ông đã không giữ một phong cách nhất quán trong suốt sự nghiệp kéo dài. Thay vào đó, nguồn cảm hứng của Kandinsky và phong cách sáng tác những bức tranh của ông có sự thay đổi trải dài theo năm tháng.
Điều này khiến nhiều người đặt ra một câu hỏi thú vị là điều gì đã tác động đến cảm hứng sáng tác của người họa sĩ tài danh này? Vì sao ông lại có sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật như một chú tắc kè hoa thế kia? Có lẽ chúng ta cần phải quay ngược về quá khứ để tìm hiểu thêm về cuộc đời của Kandinsky để có được câu trả lời chính xác cho mình.
Vào thế kỷ 19, Kandinsky vốn là một luật sư có thâm niên công tác lâu năm trong ngành. Nhưng sau một thời gian dài theo đuổi công việc này, ông đã quyết định từ bỏ nó vì một vài lý do nào đó.
Và một trong những lý do chính được ông xác nhận là do sự tác động của cuộc triển lãm của những người theo trường phái Ấn tượng ở Moscow vào năm 1896. Nó khiến cho ông đặc biệt bị sốc trước những nghiên cứu của họa sĩ Claude Monet về đống cỏ khô lạ kỳ. Và cũng nhờ nhận thức chủ quan của Monet về màu sắc như thế mà ông đã nhận ra rằng đống cỏ khô kia thực chất chính là đại diện cho một thứ quan trọng khác.
Để rồi sau đó, một bức tranh phác họa những chiếc giỏ trên bãi biển ở Hà Lan của Kandinsky đã được ra đời theo cách khá giống với tác phẩm của Monet. Nó được xem như là cách tiếp cận riêng của ông trong việc nghiên cứu sự thay đổi của ánh sáng và màu sắc theo mùa.
Ngoài ra thì bên trong tác phẩm này còn ẩn chứa rất nhiều nét vẽ dài thanh thoát được tạo ra chỉ trong tích tắc. Theo đó, các nhà phê bình cho rằng vào thời điểm này nguồn cảm hứng của Kandinsky chịu ảnh ảnh hưởng rất lớn của những người theo trường phái hậu ấn tượng như Vincent Van Gogh.
Đến năm 1903, Kandinsky tiếp tục cho ra đời bức tranh The Singer tại Munich, Đức. Tác phẩm này gợi cho con người ta nỗi buồn sâu thẳm được tỏa ra từ khuôn miệng mím chặt của nữ ca sĩ và từ từng nếp nhăn trên chiếc váy của cô nàng. Hơn nữa, nó còn đề cập đến người phụ nữ như một Femme Fatale, một sinh vật gần giống như tranh vẽ có mối liên hệ kỳ lạ nhưng hấp dẫn với thiên nhiên và tâm linh khiến đàn ông thời đó say mê vô cùng.
Đây đều là những thứ rất quen thuộc có bên trong các tác phẩm của họa sĩ Munch. Vậy nên người ta lại cho rằng vào thời điểm ấy, nguồn cảm hứng của Kandinsky đã bị Edvard Munch ảnh hưởng sâu sắc mặc dù hai người đang sống ở hai nơi cách xa nhau hàng dặm dài.
Đến năm 1922, Walter Gropius bổ nhiệm Kandinsky làm giám đốc xưởng vẽ tranh tường tại Bauhaus Weimar, nơi ông làm việc cho đến năm 1925. Sau đó, tại Dessau, ông trở thành người giảng dạy trực tiếp các lớp hội họa về yếu tố trừu tượng và kỹ thuật vẽ phân tích trong khóa học sơ bộ cho đến năm 1932. Cùng với Alexej Jawlensky , Paul Klee và Lyonel Feininger, ông thành lập Hiệp hội nghệ sĩ Die Blaue Vier (The Blue Four) vào năm 1924.
Được biết khi ở Dessau, ông trở thành hàng xóm của Paul Klee và những thay đổi trong phong cách cũng như cách phối màu của Kandinsky cũng bắt đầu bị ảnh hưởng từ đây. Bởi vì thời điểm đó cả hai nghệ sĩ rất hay cùng vợ của mình trò chuyện với nhau hoặc đi dạo dài trong thung lũng sông Elbe.
Hơn nữa, họ còn có sự đồng cảm sâu sắc khi cả hai đều bị chế độ Đức Quốc xã gán cho cái mác “thoái hóa” và sớm phải chạy trốn khỏi Đức. Nó khiến cho Klee phải chuyển đến quê hương Bern ở Thụy Sĩ và Kandinsky phải đến Paris, nhưng họ vẫn liên lạc thường xuyên và viết thư cho nhau.
Đến giai đoạn cuối cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, các tác phẩm của Kandinsky được các nhà phê bình gọi là “bi phỏng” vì chúng lấy cảm hứng từ thiên nhiên và cuốn sách Kunstformen der Natur của Ernst Haeckel. Chúng được so sánh với các bức tranh siêu thực của Joan Miró khiến ông tức giận nói rằng: “Tôi không phải là người theo chủ nghĩa siêu thực!” và ông thậm chí còn không muốn gọi nghệ thuật của mình đơn giản chỉ là trừu tượng.
Thay vào đó, ông đề xuất thuật ngữ riêng của mình và gọi đó là nghệ thuật cụ thể trừu tượng. Bởi ông muốn nhấn mạnh rằng tác phẩm của mình tuy không mang tính tượng hình nhưng vẫn ăn sâu vào hiện thực.
Và quả thực sau rất nhiều nghiên cứu của thế hệ đời sau đã cho thấy rằng nguồn cảm hứng của Kandinsky không chỉ bắt nguồn từ những người nghệ sĩ xung quanh mình. Nó còn đến từ hành trình khám phá thế giới của những giấc mơ, của tiềm thức và của cả thế giới tự nhiên. Nó đã đưa nhà họa sĩ tài ba đến một cái đích cuối cùng chính là sự trừu tượng độc đáo, thứ sẽ sớm thống trị thế giới nghệ thuật trong suốt nhiều thế kỷ sau.