Tạo dáng sản phẩm được xem là bước làm vô cùng quan trọng trong chiến dịch quảng bá kinh doanh của các doanh nghiệp lớn nhỏ. Bởi vì chỉ khi sản phẩm có được hình dáng bắt mắt thì nó mới dễ dàng gây được chú ý với khách hàng và thôi thúc họ đến khám phá, đặt mua. Nhưng không phải ai cũng biết cách thiết kế và tạo dáng sản phẩm ấn tượng ra sao. Vậy nên ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn 5 bước thiết kế đơn giản để sản phẩm thu hút khách hàng tiềm năng.
Bước 1: Nghiên cứu sản phẩm
Tiến hành nghiên cứu sản phẩm kỹ lưỡng là bước quan trọng đầu tiên bạn cần làm khi bắt tay vào công việc thiết kế. Nhưng để có được những phân tích sâu sắc nhất về sản phẩm thì bạn cần phải dựa vào việc nghiên cứu thị trường và hành vi mua sắm của người dùng.
Bởi vì bạn không chỉ cần biết ai sẽ sử dụng sản phẩm của mình mà còn cần phải biết rõ nhu cầu của người dùng để dự đoán lý do vì sao họ sẽ chọn mua loại hàng hóa được doanh nghiệp kinh doanh. Cũng như cách thức mà người dùng sẽ sử dụng sản phẩm đó để đảm bảo việc thiết kế sau cùng đáp ứng được tất cả những yêu cầu được đặt ra.
Dưới đây là những công việc cụ thể hơn mà bạn cần làm trong giai đoạn nghiên cứu chuyên sâu:
Đầu tiên, bạn hãy xác định cá tính người dùng và phác thảo công việc cần thực hiện để hiểu mình đang thiết kế sản phẩm cho ai và nó sẽ phù hợp với từng cá tính của người dùng ra sao.
Tiếp theo, bạn hãy nghiên cứu thị trường cạnh tranh để biết được những sản phẩm nào đã tồn tại trên thị trường và chúng đang giải quyết các nhu cầu cũng như vấn đề của khách hàng tốt ra sao.
Bước 2: Xác định vấn đề
Khi bạn biết mong muốn và điểm yếu của đối tượng mục tiêu, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm phù hợp hơn với các vấn đề của người dùng mà bạn đang cố gắng giải quyết. Sau đó, bạn hãy sử dụng các nghiên cứu của mình để tìm ra bất kỳ khoảng trống nào trên thị trường nhằm tạo ra lợi thế cho bản thân. Muốn thế thì bạn hãy tự hỏi: “Sản phẩm này cần giải quyết vấn đề gì?” và “Đối thủ cạnh tranh của mình đang giải quyết vấn đề đó ra sao?”
Bước 3: Phát triển các giải pháp tiềm năng
Đến đây, bạn hãy nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề của khách hàng tiềm năng. Tốt nhất là bạn hãy sáng tạo một cách tối đa và để cho các cộng sự của mình có toàn quyền tự do để đưa ra càng nhiều giải pháp càng hay.
Bước 4: Tạo nguyên mẫu
Xây dựng một thiết kế khả thi tối thiểu (MVP) hoặc phiên bản thô của các giải pháp tiềm năng là cách để bạn tạo ra sản phẩm nguyên mẫu tốt nhất. Việc làm này sẽ giúp bạn kiểm tra được phản ứng của người dùng trước thiết kế của mình và biết được rằng liệu mình có đang đi đúng hướng hay không. Từ đây bạn có thể khơi dậy các ý tưởng hoặc xây dựng phiên bản sản phẩm bổ sung chưa từng có trước đây.
Ví dụ như sau khi bạn tạo một nguyên mẫu, nhóm của bạn có thể gặp phải một vài lỗi thiết kế có tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Lúc này, bạn hoàn toàn có cơ hội khắc phục sự cố nhanh chóng trước khi tạo dáng sản phẩm hàng loạt cùng với dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Bước 5: Kiểm tra và lặp lại
Sau cùng, bạn hãy đưa thiết kế nguyên mẫu của mình đi thử nghiệm trước người dùng và xem họ phản ứng ra sao. Sau đó, bạn hãy thay đổi thiết kế sản phẩm dựa trên phản hồi của khách hàng tiềm năng.
Hy vọng rằng cùng với 5 bước thiết kế và tạo dáng sản phẩm hiệu quả nêu trên, bạn sẽ dễ dàng thu hút được đông đảo khách hàng trên thị trường. Nếu có bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc, bạn hãy để lại comment phía dưới để được giải đáp nga