top of page

Công nghệ: một phương tiện hữu hiệu mới của nghệ thuật

Đa dạng công cụ và phương tiện truyền tải, sở hữu khả năng truy cập và phân phối một cách dễ dàng. Các công nghệ kỹ thuật số tiếp tục phát triển cũng là cơ hội cho các hình thức thể hiện nghệ thuật mới.

Trong thời đại này, khi các công nghệ kỹ thuật số trở thành một phần trong DNA của các thế hệ lớn lên với thiết bị điện tử; nghệ thuật đang tìm cho mình những cách thức, đường đi mới để có thể truyền tải qua lăng kính kỹ thuật số. Đây là sự tiến hóa hay một cuộc cách mạng? Để tìm ra được câu trả lời, chúng ta cần tìm hiểu mức độ biến đổi mà sáng tạo nghệ thuật đang trải qua - sự biến đổi được thúc đẩy bởi công nghệ.
Các công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò mở rộng vai trò các kỹ thuật truyền thống. Một ví dụ điển hình là nhiếp ảnh. "Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn có thể thực hiện một vài cú bấm máy rủi ro, thử nghiệm với các bố cục khác nhau và bắt đầu lại cho đến khi hài lòng. Và sau đó, tất nhiên, bạn có thể chỉnh sửa kết quả – nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể làm với máy phim", Liam Fitzpatrick, một nhà báo và nhiếp ảnh gia đến từ Hồng Kông chia sẻ.
" Chiếc iPhone đã trở thành một công cụ mở rộng tầm nhìn của tôi. Tôi luôn thường trực trạng thái sẵn sàng làm việc.Những khoảnh khắc như một tia nắng vuốt ve bức tường hoặc một cơn lốc lá ập đến, bị hất tung lên không trung có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, một chiếc điện thoại thông minh, đủ nhạy và đủ chất lượng là lựa chọn tôi ưa thích.”
Khiêu vũ – môn nghệ thuật của sự chuyển động – cũng đã tận dụng các công nghệ mới. "Khiêu vũ không cần các công nghệ kỹ thuật số để tồn tại. Nhưng nó hoàn toàn có thể nhận được lợi ích từ chúng để phong phú hóa và gắn kết với kỷ nguyên hiện đại. Nhảy múa có rất nhiều điều để học hỏi từ các công nghệ kỹ thuật số: chúng có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc mới về các quá trình sáng tạo liên quan", Armando Menicacci nói. Giáo viên kiêm nhà nghiên cứu và biên đạo múa người Ý – người chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa khiêu vũ và công nghệ kỹ thuật số – nêu bật những lợi ích của tính đẳng cấu mà công nghệ kỹ thuật số mang lại: "Với các tính toán được thực hiện trên máy tính, tất cả các quy trình liên quan đến nhận thức có thể hoán đổi các quy trình, hình ảnh khác nhau. Một cử chỉ có thể trở thành một hình ảnh, một hình ảnh có thể trở thành một văn bản, v.v... Ví dụ, chuyển động của các vũ công đeo cảm biến có thể được sử dụng để tạo ra âm thanh. Khi đó, âm nhạc là kết quả của cử chỉ... cử chỉ được chuyển thành âm nhạc", Menicacci ví dụ. Hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận thông thường và phương tiện biểu đạt đồng nhất, duy nhất ở hiện tại; những tác phẩm múa đương đại được dự báo sẽ là những trải nghiệm đặc sắc ở tương lai.
Bên cạnh đó, công nghệ còn đóng một vai trò lớn trong việc quảng bá và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật. Với sự xuất hiện của các công cụ như in 3D, số hóa hay trình chiếu thị giác; việc tiếp cận các triển lãm tranh, ảnh và những hiện vật khác hoàn toàn nằm trong tầm tay của công chúng. Nhưng trên thực tế, số phận các tác phẩm kỹ thuật số có thể rất mong manh vì bị phụ thuộc vào các phần mềm, phần cứng cụ thể để có thể được hiển thị đúng như hình dung của nghệ sĩ. Khi hệ điều hành thay đổi và cập nhật phần mềm, việc bảo quản các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trở nên khó khăn hơn nhiều — chưa kể đến thách thức khi các thiết bị, hệ điều hành hay thuật toán gặp trục trặc.
Trăn trở lớn nhất về trở ngại của digital art có lẽ thuộc về.. các chuyên gia nhãn khoa. Đó là câu hỏi về cách duy trì phương tiện làm việc quan trọng nhất của mỗi nghệ sĩ, ở mọi thời đại: đôi mắt của họ. Theo logic, những nỗ lực để giảm thiểu tình trạng mỏi mắt sẽ bắt buộc có tỷ lệ nghịch với lượng thời gian sử dụng trước màn hình. François Lapierre, người dành trung bình 8 giờ trước màn hình mỗi ngày (gấp đôi thời gian đó trong thời gian cao điểm), đã phát triển chiến lược của riêng mình. Một họa sĩ chia sẻ: "Tôi nghỉ giải lao cứ sau nửa giờ. Tôi thường nhìn ra ngoài cửa sổ để ngắm cảnh và cho mắt nghỉ ngơi. Và quan trọng nhất, tôi cố gắng hết sức để hiển thị càng ít màu trắng trên màn hình càng tốt. Đó là màu có hại nhất cho đôi mắt. Tôi sẽ ưu tiên sử dụng nền màu xám trung tính cho các bức vẽ, cũng đồng thời là màu nền màu chủ đạo cho các dự án của mình".
https://www.pointsdevue.com/article/digital-art-new-way-looking-world

Trong thời đại này, khi các công nghệ kỹ thuật số trở thành một phần trong DNA của các thế hệ lớn lên với thiết bị điện tử; nghệ thuật đang tìm cho mình những cách thức, đường đi mới để có thể truyền tải qua lăng kính kỹ thuật số. Đây là sự tiến hóa hay một cuộc cách mạng? Để tìm ra được câu trả lời, chúng ta cần tìm hiểu mức độ biến đổi mà sáng tạo nghệ thuật đang trải qua - sự biến đổi được thúc đẩy bởi công nghệ.
Các công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò mở rộng vai trò các kỹ thuật truyền thống. Một ví dụ điển hình là nhiếp ảnh. "Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn có thể thực hiện một vài cú bấm máy rủi ro, thử nghiệm với các bố cục khác nhau và bắt đầu lại cho đến khi hài lòng. Và sau đó, tất nhiên, bạn có thể chỉnh sửa kết quả – nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể làm với máy phim", Liam Fitzpatrick, một nhà báo và nhiếp ảnh gia đến từ Hồng Kông chia sẻ.
" Chiếc iPhone đã trở thành một công cụ mở rộng tầm nhìn của tôi. Tôi luôn thường trực trạng thái sẵn sàng làm việc.Những khoảnh khắc như một tia nắng vuốt ve bức tường hoặc một cơn lốc lá ập đến, bị hất tung lên không trung có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, một chiếc điện thoại thông minh, đủ nhạy và đủ chất lượng là lựa chọn tôi ưa thích.”
Khiêu vũ – môn nghệ thuật của sự chuyển động – cũng đã tận dụng các công nghệ mới. "Khiêu vũ không cần các công nghệ kỹ thuật số để tồn tại. Nhưng nó hoàn toàn có thể nhận được lợi ích từ chúng để phong phú hóa và gắn kết với kỷ nguyên hiện đại. Nhảy múa có rất nhiều điều để học hỏi từ các công nghệ kỹ thuật số: chúng có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc mới về các quá trình sáng tạo liên quan", Armando Menicacci nói. Giáo viên kiêm nhà nghiên cứu và biên đạo múa người Ý – người chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa khiêu vũ và công nghệ kỹ thuật số – nêu bật những lợi ích của tính đẳng cấu mà công nghệ kỹ thuật số mang lại: "Với các tính toán được thực hiện trên máy tính, tất cả các quy trình liên quan đến nhận thức có thể hoán đổi các quy trình, hình ảnh khác nhau. Một cử chỉ có thể trở thành một hình ảnh, một hình ảnh có thể trở thành một văn bản, v.v... Ví dụ, chuyển động của các vũ công đeo cảm biến có thể được sử dụng để tạo ra âm thanh. Khi đó, âm nhạc là kết quả của cử chỉ... cử chỉ được chuyển thành âm nhạc", Menicacci ví dụ. Hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận thông thường và phương tiện biểu đạt đồng nhất, duy nhất ở hiện tại; những tác phẩm múa đương đại được dự báo sẽ là những trải nghiệm đặc sắc ở tương lai.
Bên cạnh đó, công nghệ còn đóng một vai trò lớn trong việc quảng bá và bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật. Với sự xuất hiện của các công cụ như in 3D, số hóa hay trình chiếu thị giác; việc tiếp cận các triển lãm tranh, ảnh và những hiện vật khác hoàn toàn nằm trong tầm tay của công chúng. Nhưng trên thực tế, số phận các tác phẩm kỹ thuật số có thể rất mong manh vì bị phụ thuộc vào các phần mềm, phần cứng cụ thể để có thể được hiển thị đúng như hình dung của nghệ sĩ. Khi hệ điều hành thay đổi và cập nhật phần mềm, việc bảo quản các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trở nên khó khăn hơn nhiều — chưa kể đến thách thức khi các thiết bị, hệ điều hành hay thuật toán gặp trục trặc.
Trăn trở lớn nhất về trở ngại của digital art có lẽ thuộc về.. các chuyên gia nhãn khoa. Đó là câu hỏi về cách duy trì phương tiện làm việc quan trọng nhất của mỗi nghệ sĩ, ở mọi thời đại: đôi mắt của họ. Theo logic, những nỗ lực để giảm thiểu tình trạng mỏi mắt sẽ bắt buộc có tỷ lệ nghịch với lượng thời gian sử dụng trước màn hình. François Lapierre, người dành trung bình 8 giờ trước màn hình mỗi ngày (gấp đôi thời gian đó trong thời gian cao điểm), đã phát triển chiến lược của riêng mình. Một họa sĩ chia sẻ: "Tôi nghỉ giải lao cứ sau nửa giờ. Tôi thường nhìn ra ngoài cửa sổ để ngắm cảnh và cho mắt nghỉ ngơi. Và quan trọng nhất, tôi cố gắng hết sức để hiển thị càng ít màu trắng trên màn hình càng tốt. Đó là màu có hại nhất cho đôi mắt. Tôi sẽ ưu tiên sử dụng nền màu xám trung tính cho các bức vẽ, cũng đồng thời là màu nền màu chủ đạo cho các dự án của mình".
https://www.pointsdevue.com/article/digital-art-new-way-looking-world

Mỹ Tâm (theo Asia week)
bottom of page