top of page

Fish Tail Park: Khu Rừng Nổi Ở Thành Phố Nam Xương

” Người khôn ngoan tự thích nghi với hoàn cảnh, như nước định hình chính nó bên trong chiếc bình chứa. “

Tại thành phố Nam Xương, trong vùng đồng bằng ngập lũ sông Dương Tử ở phía đông trung tâm Trung Quốc, Turenscape Architects đã biến một cảnh quan rộng 126 hecta thành một khu rừng nổi đẹp như mơ giúp điều tiết nước mưa, cung cấp môi trường sống cho động thực vật, mang đến nhiều cơ hội giải trí và tạo cho cư dân một cách mới để kết nối với thiên nhiên. Điều này đã tạo nên một bản sắc độc đáo -thúc đẩy sự phát triển đô thị ở khu vực xung quanh thành phố này. Công viên Fish Tail là một mô hình có thể nhân rộng về tính chất đô thị- được thiết kế cho các vùng có khí hậu gió mùa hoặc khí hậu thay đổi để có thể giải quyết về lũ lụt, khôi phục môi trường sống và nhu cầu giải trí. Dự án là một sự nỗ lực của Turenscape Architects để chứng minh rằng có thể mở ra không gian mới trong các thành phố, không chỉ cho con người mà còn cho thiên nhiên.

Biến một bãi rác đô thị thành một hồ ngọc trên đảo:

Lấy cảm hứng từ khái niệm cổ xưa về canh tác trên đỉnh đầm lầy -bằng các kỹ thuật cắt và lấp đơn giản như Chinampas của người Aztec, hoặc hệ thống vườn nổi, tro than đổ tại chỗ được tái chế và trộn với đất từ đê ao cá để tạo ra nhiều đảo nhỏ. Đồng thời, một hồ nước có khả năng chứa hai mét mực nước dâng lên được thiết kế - cung cấp khả năng hứng tổng cộng 1 triệu mét khối nước mưa chảy vào.

Ý niệm và Thiết kế:


Turenscape Architects đã hình dung Công viên Fish Tail như một khu bảo tồn tự nhiên sẽ mang lại cảm giác yên bình và hạnh phúc -đồng thời giải quyết các thách thức môi trường do quá trình đô thị hóa gây ra. Lấy cảm hứng từ đuôi cá, một biểu tượng của sự thịnh vượng trong văn hóa Trung Quốc, bố cục của công viên Fish Tail là một loạt các bệ hình quạt được kết nối với nhau dường như nổi trên mặt nước.

Những cụm “Khu Rừng Nổi “trong công viên Fish Tail bao gồm các vùng đất ngập
nước, rừng cây và đồng cỏ, tất cả được sắp xếp cẩn thận để tạo nên một hệ sinh thái đa dạng. Cách tiếp cận nhiều lớp để tạo cảnh quan này không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ của công trình mà còn phục vụ cho mục đích thúc đẩy đa dạng sinh học và lọc nước.

Tính năng bền vững:

Điểm cốt lõi trong thiết kế của Công viên Fish Tail là tập trung vào tính bền vững và bảo tồn môi trường. Hệ thống đất ngập nước của công viên đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này, hoạt động như một hệ thống lọc tự nhiên cho dòng chảy đô thị. Điều này không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn giảm thiểu nguy cơ lũ lụt ở khu vực xung quanh. Ngoài ra, các loài thực vật bản địa đã được kết hợp một cách có chủ đích trong toàn bộ công viên để tạo nên sự phát triển của hệ động thực vật địa phương. Việc sử dụng các vật liệu thấm nước và tích hợp các đầm lầy sinh học giúp nâng cao hơn nữa khả năng thu và lọc nước mưa của công viên Fish Tail, giảm áp lực cho cơ sở hạ tầng thoát nước mưa của thành phố.

Tiện nghi giải trí và sự tham gia của cộng đồng:

Công viên Fish Tail cung cấp một loạt các tiện nghi giải trí cho du khách ở mọi lứa tuổi. Từ những con đường đi bộ và đi xe đạp đến các điểm quan sát hệ sinh thái - mang đến nhiều cơ hội cho cư dân kết nối với thiên nhiên và tham gia các hoạt động ngoài trời. “Khu rừng nổi “cũng đóng vai trò như một lớp học ngoài trời về giáo dục môi trường. Các nhóm trường học và các tổ chức cộng đồng được mời tham gia các hội thảo và các chuyến tham quan công viên - giúp thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về hệ sinh thái và tầm quan trọng của phát triển đô thị bền vững. Công viên Fish Tail là minh chứng cho sự khéo léo và cách tiếp cận có tư duy tiến bộ của Turenscape Architects. Công viên tích hợp thành công tính bền vững sinh thái với nhu cầu của cuộc sống đô thị, mang đến cho Thành phố Nam Xương một ốc đảo xanh tươi, nơi mọi người có thể thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành phố. Khi các trung tâm đô thị trên toàn thế giới phải vật lộn với những thách thức về tốc độ phát triển nhanh chóng và suy thoái môi trường, Công viên Fish Tail là một ví dụ điển hình về những gì có thể khi Kiến trúc và thiên nhiên được kết hợp hài hòa.

KTS. Bảo Phan (theo Asia week)

bottom of page