Được thiết kế bởi Studio Two Times Elliott, bộ nhận diện thương hiệu mới của Paist có kiểu chữ mô-đun hoạt động song song với bảng màu sáng và các hình thức 3D trừu tượng. Nó được dự đoán rằng sẽ tạo ra sự đột phá lớn trên thị trường kem đánh răng cũ kỹ hiện nay.
Mới đây, Studio Two Times Elliott đã thiết kế nên bộ nhận diện riêng cho thương hiệu kem đánh răng không chứa nhựa Paist. Nó được triển khai cùng với “hệ thống kiểu chữ có cấu trúc lâm sàng” hoạt động tương phản với các hình thức và kết cấu 3D được lấy cảm hứng từ kem đánh răng ở các trạng thái khác nhau.
Được biết, thương hiệu kem đánh răng Paist được thành lập bởi các nha sĩ có trình độ hàng đầu. Ngay từ thời điểm mới ra mắt, nó đã khẳng định mình là nhà cung cấp kem đánh răng tự nhiên có bao bì đóng gói chắc chắn được phê duyệt bởi cơ quan y tế có uy tín cao.
Theo ông James Horwitz, người sáng lập ra Studio Two Times Elliott cho biết trong lĩnh vực kem đánh răng thường rất khó tìm được một sản phẩm “vừa mang đến giá trị sử dụng bền vững, vừa không chứa các thành phần và phụ gia nhân tạo bên trong”.
Hơn nữa, thị trường kem đánh răng hiện nay đã “bão hòa cùng với vô số các sản phẩm có tông màu đỏ, trắng và xanh “cùng loại”. Chúng thiếu đi “sự khác biệt hoặc tông giọng cá nhân”.
Vậy nên bản thiết kế tóm tắt dành cho Paist đã khuyến khích studio “khám phá những hướng đi mới về tiềm năng của việc sáng tạo bao bì dựa trên chất liệu sản xuất sản phẩm trong một lĩnh vực được tiêu chuẩn hóa hiện nay”.
Theo đó, một trong những khó khăn lớn được đặt ra là việc sáng tạo nên một thương hiệu nổi bật trên thị trường cạnh tranh phải đảm bảo được “tính thẩm mỹ mà người tiêu dùng đã quá quen thuộc” đồng thời phải giải quyết cả các “thách thức” của thương hiệu thay vì tuân thủ nó theo những hình mẫu rập khuôn.
Vì vậy, trong nỗ lực thiết kế “một bản sắc lâm sàng có khả năng truyền tải sự tin cậy” và “mang lại cảm giác vui vẻ”, Studio đã xây dựng chiến lược sáng tạo xoay quanh thứ cảm giác gắn liền với thói quen đánh răng của người dùng. Trong đó, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong loạt hành động vệ sinh răng miệng kết thúc một ngày cũ thông qua hệ thống kiểu chữ Sans-Serif năng động có tính thích ứng tốt nhờ cấu trúc, mô-đun giàu tính nhân văn.
Ngoài ra, bảng màu tím nhạt, xanh ngọc và trắng ngà cũng được lựa chọn nhờ tính tương thích cao với tính chất đặc trưng của hệ thống chữ Typographic. Chúng đồng thời còn giúp cho sản phẩm thoát khỏi các tiêu chuẩn nhàm chán của ngành công nghiệp kem đánh răng hiện có cùng với những tông màu lỗi thời như xanh, đỏ và trắng tươi.
Ông Horwitz cho biết thêm: Cùng với kiểu chữ này, Two Times Elliott muốn bổ sung thêm “nét tính cách vui tươi và nguồn năng lượng tràn đầy cho nhân vật” được nhắc đến. Qua đó truyền tải tốt “mọi thứ đang diễn ra” trong khoảng thời gian giữa ngày.
Nhưng đặc biệt hơn là studio còn cho thiết kế các hình dạng và kết cấu 3D được lấy cảm hứng từ kem đánh răng ở các trạng thái khác nhau như bột nhão, bọt và nước để “che phủ và phá vỡ tính mô-đun của hệ thống chữ nổi”. Kết hợp với bao bì bắt mắt, Studio Two Times Elliott muốn truyền tải “cảm giác trung thực” cho người dùng bằng cách ưu tiên sự rõ ràng và loại bỏ hoàn toàn các “mánh lới quảng cáo lẫn sự lộn xộn” có bên trong.
Ngoài ra, ông Horwitz cũng nói thêm rằng một trong những thách thức lớn khác của dự án là tạo ra loại bao bì có tính thẩm mỹ tối giản nhưng phải làm nổi bật được hình dáng khác biệt của sản phẩm. Nó đồng thời còn phải tôn vinh thông tin 0% nhựa mà không cần “hét to” vào lỗ tai người nghe.
Chính vì thế mà giải pháp sử dụng một hình khối mù được chạm nổi tinh tế để tham chiếu hình dạng của sản phẩm đã được triển khai. Nó giúp cho mọi thứ trở nên bắt mắt hơn “mà không cần sử dụng đến các thông điệp in đậm trên bao bì kèm theo”.