Pop Art hay nghệ thuật đại chúng không hoàn toàn hời hợt như những gì mà nghệ sĩ Andy Warhol từng tuyên bố. Vì mặc dù nó sử dụng các mô típ và ý tưởng quen thuộc của chủ nghĩa tiêu dùng, lòng yêu nước và văn hóa của người nổi tiếng, nhưng ẩn bên trong đó nó vẫn mang những ý nghĩa sâu sắc của riêng mình. Vậy nên hôm nay chúng tôi muốn làm sống lại những tác phẩm Pop Art độc đáo để lấy lại công bằng cho các nghệ sĩ đi theo phong trào nghệ thuật này. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo ngay 4 ứng cử viên sáng giá dưới đây.
My Colouring Book (1963)
Tác giả: Pauline Boty, Muzeum Sztuki, Łódź
Cùng với Elaine Sturtevant và Rosalyn Drexler, Pauline Boty là một trong những nữ nghệ sĩ hàng đầu của nền nghệ thuật Pop Art cùng với tác phẩm My Colouring Book cực kỳ nổi danh.
Trong tác phẩm này, Pauline Boty không chỉ lấy cảm hứng từ nền văn hóa đại chúng mà cô còn sử dụng bài hát của Barbara Streisand làm chất liệu sáng tác cho bản thân. Theo đó, Boty đã dùng chính tác phẩm của mình để bình luận về vị trí người phụ nữ trong thời kỳ đỉnh cao của chủ nghĩa nữ quyền thuộc làn sóng thứ 2.
Integrales II (Edgard Varèse) (1979) tại Bảo tàng nghệ thuật Dallas
Tác giả: Kazuya Sakai
Mặc dù Kazuya Sakai ban đầu lấy cảm hứng nghệ thuật từ di sản Nhật Bản của mình, nhưng anh ấy đã sớm chuyển sự chú ý sang nghệ thuật đại chúng và nhịp điệu lệch nhịp của nhạc jazz kết hợp với dòng nhạc cổ điển thử nghiệm. Chúng đã giúp Sakai phát triển phong cách hình học táo bạo hơn, dễ thấy hơn trong các tác phẩm của mình như Integrales II hay Edgard Varèse vào 1979 được đặt tên theo tên nhà soạn nhạc người Pháp tài ba.
Luke 2.14, 51 (1963), Trung tâm nghệ thuật Corita, Los Angeles
Tác giả: Corita Kent
Trong khi nghệ thuật in lụa hiện nay gắn liền với cái tên Warhol, thì nghệ thuật đại chúng gắn liền với cái tên Corita Kent. Được biết, Kent trở thành nữ tu ở tuổi 18 và bắt đầu in lụa khi đang theo học tại Đại học Nam California vào năm 1951.
Nhưng đến năm 1968, bà rời Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ để tập trung vào các hoạt động đấu tranh cho công bằng xã hội và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc vui tươi. Chúng được kết hợp với những câu kinh thánh, với những khẩu hiệu chính trị và bao bì dành cho người tiêu dùng đã quá quen thuộc với nghệ thuật biểu tượng Pop Art.
Trụ sở Barcelona (1987), Bảo tàng nghệ thuật đương đại Roy Lichtenstein Barcelona
Tác giả: Roy Lichtenstein
Roy Lichtenstein nổi tiếng với những bức tranh mang phong cách truyện tranh được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp lấy cảm hứng từ dấu chấm "Ben Day". Đây là một kỹ thuật in cơ học mà trong đó các dấu chấm siêu nhỏ được tích lũy để lấp đầy các vùng màu khác nhau.
Cụ thể hơn, vào năm 1987, một mô hình dành riêng cho tác phẩm nghệ thuật công cộng cao 14m đã được ra đời bởi nghệ sĩ người Mỹ. Ông đã áp dụng kỹ thuật "Ben Day" vào không gian ba chiều để tạo ra một phiên bản gần như lập thể so với các nhân vật chính có mái tóc màu vàng hoe.
Như vậy có thể nói mỗi một tác phẩm kể trên đều cho thấy một khía cạnh rất khác của nghệ thuật đại chúng. Chúng mở ra cho người xem những cái nhìn độc đáo về các nguồn cảm hứng sáng tạo khác nhau. Vậy nên mọi người cần có cái nhìn công bằng hơn về nghệ thuật Pop Art để nó có được vị trí xứng đáng nhất dành cho mình trong thế giới nghệ thuật hiện nay.