“Không có tôn giáo nào cao hơn sự thật” là phương châm của Hiệp hội Thần học Hoa Kỳ được thành lập ở New York vào năm 1875. Theo đó, bà Helena Petrovna Blavatsky, người lãnh đạo nổi tiếng nhất của hiệp hội đã khẳng định rằng thần học không phải là một tôn giáo mà là một hệ thống đồng nghĩa với chân lý vĩnh cửu. Nó không chỉ hướng đến mọi tôn giáo mà còn có mối liên hệ trực tiếp với triết học và khoa học. Vậy còn nghệ thuật thì sao? Phong trào bí truyền này có liên quan gì đến nghệ thuật hay không? Đây cũng chính là vấn đề quan trọng mà chúng ta sẽ cùng mổ xẻ ngay sau đây.
Vào khoảng năm 1890, nhiều trí thức châu u bắt đầu quan tâm đến chủ nghĩa thần bí và những điều huyền bí. Họ trở nên say mê với các tác phẩm tâm linh khác nhau, đặc biệt là ấn phẩm The Secret Doctrine của bà Blavatsky. Đi sâu vào tìm hiểu, người ta nhận ra rằng nó có tầm quan trọng rất lớn đối với ngành nghệ thuật hội họa lúc bấy giờ. Bởi vì ấn phẩm này đã ảnh hưởng nhiều đến các nghệ sĩ nổi danh lúc bấy giờ là Wassily Kandinsky, František Kupka, Piet Mondrian và Kazimir Malevich. Đây đều là những cái tên đóng vai trò trụ cột trong việc sáng lập ra nghệ thuật trừu tượng mới.
Cụ thể hơn là theo bà Blavatsky và các nhà thần học khác, thế giới có nhiều thứ hơn những gì hữu hình và vật chất. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy nó vì thiếu hiểu biết. Do đó chúng ta nhìn mọi thứ từ một quan điểm sai lầm, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi đau khổ ở con người.
Để khám phá chiều không gian vô hình của vũ trụ và con người, những nghệ sĩ phải tin vào việc mình nhìn thấy thứ gì đó không chỉ là thực tế hay vật chất. Vậy nên họ cảm thấy mình cần phải thể hiện nó bằng ngôn ngữ nghệ thuật của chính mình.
Dần dần, các nghệ sĩ như Wassily Kandinsky, František Kupka, Piet Mondrian và Kazimir Malevich đã quay lưng lại với hội họa tượng trưng. Vì họ hiểu rằng nghệ thuật tượng hình chỉ là cái bóng của niềm tin tâm linh, nhưng nghệ thuật trừu tượng mới là biểu hiện thực sự của thế giới thần bí bởi nó vượt xa những gì đơn giản và hời hợt.
Điều này đã được thể hiện rất rõ ràng trong cuốn sách liên quan đến tâm linh nghệ thuật - Über das Geistige in der Kunst. Trong đó, họa sĩ Kandinsky đã đề cập đến nhiều ý tưởng thần học giống như Blavatsky.
Ông tin rằng mỗi người đều có Notwendigkeit hay “sự cần thiết” bên trong. Còn trong tiếng Phạn nó có nghĩa là Swadharma - “Bản chất hay lý do tồn tại”.
Nói cách khác, bản chất bên trong và mục đích của nghệ thuật là giúp đỡ mọi người. Nó nâng cao nhận thức về bản thân mỗi người và giúp họ thể hiện bản chất sâu sắc nhất của mình. Và khi con người trở nên tâm linh hơn, họ sẽ có nhiều khả năng cải thiện thế giới hơn để tạo ra “thiên đường trong thế kỷ 21 so với hiện tại” giống như những lời cuối cùng được viết trong ấn phẩm của Blavatsky.
Vậy nên có thể nói thuyết thần học được lấy cảm hứng từ các triết lý đời sống và nền khoa học cổ đại phương Đông. Cũng như việc nghiên cứu các quy luật tự nhiên không thể giải thích được lý do vì sao mà nhiều người muốn thay đổi sâu sắc thế giới quan vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Nó quả thực đã mang đến tác động lớn đối với sự phát triển của nghệ thuật cùng với sự ra đời của nghệ thuật trừu tượng mới tồn tại cho đến ngày hôm nay.